Tất cả những bộ phận trên ô tô đều có những tác dụng hữu ích riêng của nó, nhưng không phải ai cũng biết. Bạn sẽ bất ngờ với những chức năng của nhiều bộ phận dưới đây.
/ Cửa sổ “chết”, chi tiết chẳng bao giờ sử dụng
Hẳn nhiều người đi ô tô có lúc bất chợt thắc mắc vì sao ở cửa sổ hàng ghế thứ hai, nhất là ở dòng xe sedan thường có 2 ô kính, trong đó một ô là cố định không thể hạ xuống.
Cửa sổ “chết” là cách gọi nôm na chỉ về ô kính ở cột C trên các dòng ô tô du lịch, kể cả một số loại xe tải. Sự xuất hiện của ô kính này thường khiến chúng ta lầm tưởng rằng ở cửa sổ hàng ghế thứ 2 có đến 2 ô cửa sổ, trong đó ô sát đuôi cố định và chẳng bao giờ hạ xuống được.
Ngoài việc tăng góc quan sát ra bên ngoài cũng nhưng làm đẹp thiết kế đuôi xe, cụm “cửa sổ chết” này gần như còn tác dụng nào khác. Thế nhưng trong trường hợp phải phá cửa kính xe, để bật lẫy khóa cửa do để quên chìa khóa hoặc cứu người bị kẹt bên trong thì đây là cách rất tốt do chi phí thay rẻ.
/ Cửa thoát hiểm cuối cùng trên ô tô
Trên xe ô tô hiện nay, có một loại cửa thoát hiểm lúc nguy cấp khi mà các phương pháp thoát hiểm bình thường không có tác dụng. Cửa thoát hiểm này ít người biết đến hoặc để ý nhưng nó sẽ cứu bạn trong nhiều tình huống nguy hiểm
Trên các dòng xe con (du lịch) thường có một cụm chi tiết mà chỉ có thể quan sát được ở bên trong và ít khi sử dụng. Nó được gọi là lẫy cửa thoát hiểm cuối cùng. Thực tế đây là một loại nắp tháo mở được bằng tay, giúp người bên trong ô tô có thể tác động được vào cơ cấu khóa cửa cốp sau. Nhờ đó mà dù bị kẹt trong xe, chỉ cần dùng ngón tay mở nắp và ấn vào chốt là có thể thoát ra ngoài.
Cụm chi tiết này thực sự hữu ích ở trên các dòng SUV hoặc hatchback, trong trường hợp xe rơi xuống nước và kẹt hai cửa chính, người bên trong có thể thoát ra cửa sau qua cách mở nắp đậy chốt cửa đặc biệt này.
Tại Mỹ, chi tiết cửa thoát hiểm cuối cùng này được yêu cầu bắt buộc phải có trên các loại xe du lịch. Lý do chính quyền Mỹ đưa vào luật bắt buộc nhằm tăng thêm cửa thoát hiểm cho người dân, đồng thời ngăn chặn nguy cơ bắt cóc hoặc bị nhốt kẹt trong xe.
Cách sử dụng của thoát hiểm cuối cùng
Trên các dòng ôtô, nhất là xe du lịch (xe con) đều hướng dẫn cách thoát hiểm nhanh nhất khi xe gặp sự cố tai nạn, lật úp, lao xuống sông hồ là thoát ra bằng cửa chính, hoặc đập vỡ cửa sổ, kính chắn gió (trường hợp kẹt xe). Yếu tố thời gian khẩn trương được đánh giá cao khi thoát ra từ các vị trí này. Tuy nhiên vẫn còn một cách cuối cùng nếu mọi phương án sách vở không thể thực hiện được.
Nằm ở cuối xe, vị trí cốp sau (dòng sedan) hay khoang hành lý (hatchback, SUV, Crossover) trên nhiều dòng xe hiện đại ngày nay đều thiết kế mộtcách mở khẩn cấp từ bên trong. Đây là lẫy mở khóa cửa sau bằng tay và chỉ việc cậy nắp nhựa (có thể dùng tay hoặc rãnh chìa khóa để bật nắp) là có thể kích hoạt khóa mở, thoát ra ngoài.
Việc đầu tiên sau khi chọn cách thoát ra cửa sau là phải hạ hàng ghế sau xuống nếu vướng (dòng SUV, crossover, hatchback), hoặc có thể trèo qua nếu cảm thấy thoát được
Với dòng sedan, bắt buộc phải hạ ghế sau bằng việc giật chốt trên tựa lưng, sẽ mở ra đường dẫn vào cốp sau
Sau khi mở nắp nhựa che, cơ cấu lẫy chốt khóa cửa đã lộ thiên trước mắt bạn
Việc còn lại là dùng ngón tay đẩy chốt về vị trí mở là có thể thoát ra ngoài
Tuy nhiên, không phải dòng xe nào cũng lắp đặt thiết kế mở khóa từ bên trong nhưng số lượng xe mới trong các năm gần đây có trang bị này ngày càng nhiều. Tại Mỹ, chi tiết cửa thoát hiểm cuối cùng này được yêu cầu bắt buộc phải có trên các loại xe du lịch. Lý do chính quyền Mỹ đưa vào luật bắt buộc nhằm tăng thêm cửa thoát hiểm cho người dân,đồng thời ngăn chặn nguy cơ bắt cóc hoặc bị nhốt kẹt trong xe.
Bật cốp sau xe được coi là “ánh sáng cuối đường hầm” trong trường hợp nguy cấp mà các cách thoát hiểm truyền thống vô tác dụng. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu xem chiếc xe mà mình sở hữu có chức năng mở cốp sau từ bên trong hay không và truyền đạt lại cho những người đồng hành.
/ Nắp nhỏ trước mũi xe
Phía mũi ô tô nếu quan sát kỹ sẽ thấy một chi tiết nắp ốp nhỏ có hình dạng tròn, vuông hoặc đa giác tùy theo thiết kế của hãng xe. Đây chính là nắp nhựa để che đi móc kéo cáp cứuhộ ẩn bên trong.
Khác với nắp của chi tiết rửa đèn tự động, cụm nắp che móc kéo cáp thường ở ngay bên dưới cụm tản nhiệt, bên trái hoặc phải vì vị trí này phù hợp với chiều cao khung gầm xe.
Khi xe bị chết máy, tài xế có thể lật nắp này ra sẽ tìm thấy móc để móc cáp vào xe khác để kéo đi trong trường hợp không có xe nâng cứu hộ giao thông.
/ Bí mật ở ký hiệu bình xăng trên đồng hồ
Không phải chiếc ô tô nào cũng có vị trí bình xăng bên người lái mà tùy theo thiết kế của nhà sản xuất. Vì vậy nhiều tài xế mới sử dụng chiếc ô tô lần đầu dễ bị nhầm vị trí khi đưa xe vào nơi đổ xăng. Có một cách hết sức đơn giản để nhận biết được vị trí nắp bình xăng mà không cần phải bước ra ngoài.
Nếu quan sát kỹ ký hiệu bình xăng trên bảng đồng hồ, chúng ta sẽ nhận ra một hình vẽ tam giác nhỏ bên cạnh. Tam giác chỉ về phía bên nào, thì bên đó chính là nơi đặt nắp bình xăng. Nếu hiểu ám hiệu này, tài xế không cần phải lo lắng khi lái xe lạ mà vẫn nắm được quy tắc thiết kế nơi đặt nắp bình nhiên liệu.
/ Vây cá mập ở nóc xe
Nhiều người vẫn thường nghĩ hình vây cá được lắp đặt ở vị trí đuôi xe ô tô có tác dụng để trang trí xe đẹp hơn, tuy nhiên chi tiết này còn được thiết kế rỗng ở bên trong có tác dụng chứa các dây ăng-ten giúp xe bắt sóng radio, điện thoại.
Nguồn: sưu tầm
Với những bí mật hữu ích trên, Car Cleaner AHT hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn khi xả ra những tình huống khẩn cấp.